532 lines
36 KiB
Markdown
532 lines
36 KiB
Markdown
% Defend Richard Stallman!
|
|
% Leah Rowe
|
|
% 31 March 2021
|
|
|
|
Lời mở đầu
|
|
==========
|
|
|
|
Vào 2 năm trước, Richard M. Stallman, người bị coi như một "Tội phạm Tư tưởng"
|
|
nổi tiếng, bị cáo buộc bởi một chiến dịch xuyên tạc rằng ông biện hộ cho việc
|
|
hiếp dâm, dàn dựng bởi truyền thông đại chúng theo sự chỉ đạo của những tập đoàn
|
|
phần mềm sở hữu độc quyền không tự do. 36 năm đấu tranh cho quyền tự do số của
|
|
*các bạn*, đổ sông đổ bể. Những lời cáo buộc ấy ác độc đến mức đã khiến ông từ
|
|
chức vị trí chủ tịch của Tổ chức Phần mềm Tự do (FSF, the Free Software
|
|
Foundation). FSF đã không làm gì để bảo vệ ông ấy. Tuy nhiên, *các bạn* có thể
|
|
làm điều đó!
|
|
|
|
Ngày 21 tháng 3 năm 2021, ban giám đốc FSF đã khôi phục vị trí của Richard
|
|
Stallman. Đáp lại sự kiện này, truyền thông lại bắt đầu một chiến dịch xuyên tạc
|
|
mới. Một đơn đề nghị đã được viết để yêu cầu bãi nhiệm RMS cùng với toàn bộ ban
|
|
giám đốc của FSF. Họ cáo buộc sai lệch rằng ông phân biệt giới tính, kỳ thị
|
|
người chuyển giới, kỳ thị người khuyết tật, và hàng đống những thứ khác và hàng
|
|
đống thứ khác với mục đích làm mất uy tính của ông. Đừng nghe bất cứ điều gì từ
|
|
đó. Những [ghi chú](https://www.stallman.org/archives/) và
|
|
[bài viết](https://stallman.org/#politics) của Richard Stallman cho thấy một con
|
|
người kiên quyết đấu tranh chống lại mọi loại định kiến!
|
|
|
|
**Để đáp lại, chúng ta, phong trào phần mềm tự do, đã viết một đơn đề nghị của
|
|
chính mình. Chúng ta mong rằng RMS vẫn giữ nguyên vị trí của mình, và FSF giữ
|
|
vững lập trường. Chúng ta kêu gọi FSF bênh vực cho danh dự và di sản của Richard
|
|
Stallman. Richard Stallman là một con người, và quyền tự do ngôn luận của ông
|
|
đang bị chà đạp một cách nghiêm trọng. Chúng ta phải cho FSF thấy sự ủng hộ của
|
|
chúng ta cho RMS một cách to và rõ ràng.**
|
|
|
|
**Nếu bạn ủng hộ phần mềm tự do, tin vào sự tự do ngôn luận, sự tự do của cộng
|
|
đồng và công lý xã hội (công lý xã hội thực sự, tức là mỗi người đều được đối xử
|
|
tử tế và không bị loại bỏ chỉ vì niềm tin của họ), hãy ký tên ở đây:**
|
|
|
|
**<https://rms-support-letter.github.io/index-vi.html>**
|
|
|
|
Đơn đề nghị *đối lập* yêu cầu Richard bị loại bỏ sẽ không đưọc dẫn ở đây, bởi vì
|
|
việc làm đơn yêu cầu đó mạnh lên không quan trọng. Việc tăng đánh giá của đối
|
|
thủ của chúng ta chỉ giúp họ tấn công RMS. Tương tự, chiến dịch xuyên tạc của họ
|
|
cũng sẽ không được dẫn ở đây, chỉ bị chỉ trích!
|
|
|
|
Hướng dẫn ký đơn có ở trên trang được dẫn. Nếu bạn đại diện một dự án, hãy thêm
|
|
thông tin đó vào trong ngoặc. Ví dụ, nếu bạn là Nguyễn Văn A và dự án của bạn
|
|
tên là Foobar Libre, hãy viết `Nguyễn Văn A (Foobar Libre developer)` hay
|
|
`Nguyễn Văn B (Foobar Libre founder and lead developer)`. Nếu bạn là thành viên
|
|
cộng tác của FSF, hãy thêm cả thông tin đó vào.
|
|
|
|
Nếu bạn là thành viên của một dự án/tổ chức đã ký đơn chống RMS, việc bạn nói
|
|
rằng bạn đến từ dự án đó khi bạn ký đơn ủng hộ *rất quan trọng*. Bạn cũng nên
|
|
nói với mọi người trong dự án hay tổ chức của bạn và cố thuyết phục họ thay đổi
|
|
ý kiến.
|
|
|
|
Bên cạnh việc ký tên, nếu bạn ở trong một dự án phần mềm, hãy khiến dự án đó
|
|
chính thức ủng hộ Richard! Ông ấy cần mọi sự ủng hộ chúng ta có thể có được.
|
|
Chúng ta, những người hoạt động trong phong trào phần mềm tự do, phải cho ông ấy
|
|
toàn bộ sức mạnh!
|
|
|
|
**Đừng để bị lừa. Nếu một dự án phần mềm tự do nằm trong danh sách chữ ký chống
|
|
RMS, điều đó chỉ có nghĩa rằng những người đứng đầu đưa ra quyết định đó. Và
|
|
điều đó cũng không đại diện cho những cá nhân đơn lẻ trong tổ chức.**
|
|
|
|
Hãy viết cả email đến FSF và nói với họ rằng bạn ủng hộ Richard! Thông tin liên
|
|
hệ FSF có ở đây: https://www.fsf.org/about/contact/
|
|
|
|
Đối thủ của chúng ta muốn phá hoại Phần mềm Tự do
|
|
=================================================
|
|
|
|
Mục tiêu thực sự của đối thủ **không phải** là Richard Stallman; mục tiêu của họ
|
|
là phá hoại FSF bằng cách thâm nhập nó (giống như cách họ đã làm với các tổ chức
|
|
như OSI (Đề xuất Mã nguồn Mở), Tổ chức Linux hay Mozilla). Những người này thậm
|
|
chí còn viết một đơn đề nghị trực tuyến yêu cầu loại bỏ RMS và cả ban giám đốc
|
|
FSF. Đây rõ ràng là một âm mưu nhằm lật đổ FSF! Trong sợ hãi, nhiều dự án Phần
|
|
mềm Tự do nổi tiếng cũng đã tham gia đơn chống RMS vì họ không muốn bị *loại bỏ*
|
|
như thế. **Danh sách những người tấn công Richard có những người làm việc cho
|
|
Microsoft, Google, OSI, Tổ chức Linux, Tổ chức Gnome và Mã nguồn Hợp đạo đức
|
|
(Ethical Source)! Nhứng người này chống đối tư tưởng Phần mềm Tự do (kể cả khi
|
|
một vài trong số họ đôi khi có tạo ra phần mềm tự do, họ làm vậy với mục đích
|
|
không phải là cổ vũ sự tự do) và nhiều người trong đó còn tích cực phá hoại
|
|
phong trào bao năm nay! Làm sao họ dám đại diện cho chúng ta chứ!**.
|
|
|
|
Bức đơn chống RMS nói không đi đôi với hành động. Những người ký đơn đó *không*
|
|
đại diện cho chúng ta! Nếu bạn thấy người phát triển Phần mềm Tự do trong danh
|
|
sách ấy, làm ơn nói với họ. Đừng thể hiện sự căm ghét, chỉ cần nói với họ: bảo
|
|
họ rằng họ đã bị dẫn dắt bởi một chiến dịch căm thù. Chúng ta cần sự đoàn kết
|
|
trong phong trào. Bạn có thể thấy rằng rất nhiều người ký đơn đó chỉ vì *sợ
|
|
hãi*; ban đầu, đơn ủng hộ RMS chưa hề tồn tại, và người ta chưa biết bao nhiêu
|
|
người ủng hộ RMS. Nói cách khác, nhiều người ký đơn chống RMS chỉ vì họ sợ bị xa
|
|
lánh. Đó là bởi vì lần trước, chúng ta không có phòng bị. Lần trước chúng ta đã
|
|
im lặng, nhưng lần này thì tuyệt đối không!
|
|
|
|
**Tính đến 02:50 sáng 31 tháng 3 năm 2021 theo giờ Anh, chúng ta đang thắng! Đơn
|
|
chống RMS có 2959 chữ ký. Đơn của chúng ta có 4533 chữ ký! Như vậy là tỷ lệ ủng
|
|
hộ 60%, nếu bạn cộng hai con số lại, nhưng con số trên đơn của chúng ta đang
|
|
ngày càng tăng nhanh trong khi đơn chống lại bắt đầu chậm lại. Mọi người nhận ra
|
|
rằng việc ủng hộ RMS hoàn toàn bình thường, vì nó đúng như vậy. RMS là người vô
|
|
tội!**
|
|
|
|
Richard Stallman là anh hùng của chúng ta
|
|
=========================================
|
|
|
|
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào [tư tưởng phần mềm tự
|
|
do](https://www.gnu.org/philosophy/free-sw.html). Tôi là người thành lập
|
|
Libreboot, cũng là người phát triển chính của dự án này. Khi tôi bắt đầu sử dụng
|
|
phần mềm tự do khi còn là thiếu niên vào những năm 2000, những bài giảng của
|
|
Richard Stallman có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với tôi; Richard thành lập
|
|
[dự án GNU](https://www.gnu.org/) vào năm 1983 và [Tổ chức Phần Mềm Tự do (Free
|
|
Software Foundation)](https://www.fsf.org/) vào năm 1985. Tôi cũng đã xem bộ
|
|
phim *Revolution OS* và đọc cuốn sách *Cathedral and the Bazaar* của Eric
|
|
Raymond. Tôi nhanh chóng cảm thấy thích thủ nhưng chính những bài viết của
|
|
Richard và trang web của dự án GNU đã khơi nguồn cảm hứng cho tôi. Tuy vậy,
|
|
trong vài năm đầu, tôi đã tự gọi mình là một *người ủng hộ mã nguồn mở* cho tới
|
|
khi tôi dần hướng về trại Phần mềm Tự do vào năm 2009. Tôi đã từng làm việc với
|
|
vai trò quản trị hệ thống và hỗ trợ công nghệ thông tin ở nhiều công ty, hầu như
|
|
chỉ làm việc với phần mềm sở hữu độc quyền không tự do, trong đó có Windows,
|
|
trong khi ở nhà tôi tự học lập trình trên GNU+Linux. Tôi ghét làm việc với các
|
|
hệ thống không tự do, chính bởi vì chúng quá gò bó so với hệ thống tôi có ở nhà,
|
|
một hệ thống chạy với nhiều bản phân phối GNU+Linux khác nhau (tôi cũng từng thử
|
|
cả OpenBSD). Khi tôi học khoá A-Levels, tôi từng học về lập trình nhưng họ bắt
|
|
học sinh phải sử dụng những phần mềm không tự do như Visual Studio IDE và C\#;
|
|
tôi ghét nó, nhưng đối phó bằng việc dùng Mono ở nhà để làm bài tập. Không lâu
|
|
sau khi tôi tham gia FSF với tư cách là Thành viên Cộng tác vào năm 2013, cuộc
|
|
đời tôi có một bước ngoặt lớn, và Libreboot là một phần lớn trong đó. Không cần
|
|
phải nói, tôi tiến đến việc loại bỏ sự phụ thuộc vào phần mềm sở hữu độc quyền
|
|
không tự do và tôi mong những người khác cũng có thể trải nghiệm sự tự do ấy.
|
|
|
|
Chính những bài viết và bài giảng của Richard Stallman đã đưa tôi theo con đường
|
|
này. Tôi đã gặp ông ấy 5 lần, ở 3 đất nước khác nhau.
|
|
|
|
Trong những ngày đầu của máy tính, hầu hết (nếu không phải tất cả) phần mềm đều
|
|
được chia sẻ tự do cùng với mã nguồn. Vào đầu thập niên 1980, khi phần mềm bắt
|
|
đầu bị thương mại hoá, các công ty bắt đầu làm ra các phần mềm *độc quyền*, có
|
|
nghĩa là phần mềm không còn đi kèm với mã nguồn hoặc nếu không thì việc sử dụng,
|
|
phát triển và chia sẻ phần mềm đó cũng bị *giới hạn*. Điều đó có nghĩa là những
|
|
người sử dụng máy tính không còn có *sự tự do* trong công việc tính toán của họ;
|
|
trước khi dự án GNU bắt đầu vào năm 1983, *phần mềm tự do* không tồn tại!
|
|
Richard Stallman, đứng trước cơ hội kiếm được một khoản tiền lớn từ việc phát
|
|
triển phần mềm không tự do, đã kiên quyết chống lại xu hướng này và bắt đầu dự
|
|
án GNU để tạo ra một hệ điều hành hoàn toàn tự do mà mọi người đều có thể chạy
|
|
trên máy tính của họ.
|
|
|
|
Tôi tin vào Phần mềm Tự do vì cùng lý do tôi tin vào giáo dục toàn dân; tôi tin
|
|
rằng kiến thức là một quyền cơ bản của con người. Ví dụ, tôi tin rằng mọi trẻ em
|
|
đều có quyền học Toán. Tôi cũng tin như vậy đối với khoa học máy tính. Giáo dục
|
|
là quyền cơ bản của con người. Tôi muốn mọi người đều có quyền tự do; quyền được
|
|
đọc, được tham gia vào cộng đồng và quyền tự do ngôn luận. *Lập trình* cũng tính
|
|
là ngôn luận, và tôi tin rằng mọi công trình tốt đều dựa trên công trình của
|
|
người khác; đó là lý do quyền tham gia vào cộng đồng là vô cùng quan trọng. *Bốn
|
|
quyền tự do cơ bản* có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tôi kiên quyết ủng hộ *bản quyền
|
|
trái (copyleft)* và tôi tin rằng luật nên bắt buộc điều đó đối với mọi công
|
|
trình sáng tạo hay tri thức. Tôi dùng [Giấy phép Công cộng GNU(GNU General
|
|
Public License)](https://www.gnu.org/licenses/#GPL) bất cứ khi nào có thể, và
|
|
tôi ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng nó mọi nơi.
|
|
|
|
Phần mềm tự do vẫn còn một *chặng đường dài* phía trước. Nhiệm vụ của dự án GNU
|
|
và phong trào Phần mềm Tự do là xoá bỏ phần mềm không tự do khỏi thế giới của
|
|
chúng ta và mang lại cho mọi người phần mềm hoàn toàn tự do. Đó là một nhiệm vụ
|
|
vô cùng cao cả mà dự án Libreboot có tham gia. Các công ty như Apple hay
|
|
Microsoft luôn cố chống lại chúng ta. Logic của họ rất độc quyền; các nhà sản
|
|
xuất chip/bảng mạch máy tính kiểm soát nghiêm ngặt việc truy cập kiến thức về
|
|
cách phần cứng làm việc, và họ gắn vào đó DRM (Digital Restriction Management,
|
|
các biện pháp quản lý giới hạn kỹ thuật số,chẳng như chữ ký mã hoá trên
|
|
firmware) để hạn chế tiến độ của chúng ta; đây chính là lý do Libreboot chưa
|
|
được hỗ trợ tốt trên nhiều phần cứng vào thời điểm bài viết này được đăng.
|
|
*Quyền sửa chữa* là một phần quan trọng của cuộc tranh đấu của chúng ta, trong
|
|
một phong trào rộng hơn OSHW (phần cứng tự do). Một vấn đề khác chúng ta gặp
|
|
phải là *sự móc nối* các phần tử mà mỗi phần tử lại không thể được thay thế
|
|
trong các thiết bị hiện đại; phần mềm trên thiết bị như vậy có thể kiểm tra phần
|
|
tử mới này có được *cấp phép* không, và sẽ từ chối chạy nếu nó không được cấp
|
|
phép. Chúng ta, những người trong phong trào tự do luôn phải chịu những sự tấn
|
|
công liên tục cả về mặt pháp lý và công nghệ. Các công ty công nghệ lớn dùng mọi
|
|
thủ đoạn nhằm phá hoại công sức của chúng ta.
|
|
|
|
Nếu không nhờ công trình của Richard Stallman, Libreboot đã không tồn tại. Tất
|
|
cả mọi công trình trong xã hội loài người đều bắt nguồn từ nhũng công trình
|
|
khác; chúng ta đứng trên vai của những người khổng lồ. Dự án GNU có một hệ điều
|
|
hành gần như hoàn chỉnh, và họ chỉ thiếu một mảnh ghép nữa, *nhân của hệ điều
|
|
hành*; chương trình này nằm trong tâm của một hệ điều hành, giao tiếp với phần
|
|
cứng và phân phối tài nguyên của hệ thống, cung cấp một giao diện mà phần mềm
|
|
ứng dụng có thể chạy được. GNU đã bắt đầu xây dựng một hạt nhân mà họ gọi là
|
|
*Hurd*, nhưng năm 2021 nó vẫn chưa hoàn thiện. May mắn thay, có một dự án khác
|
|
có tên *Linux* xuất hiện vào đầu thập niên 90 và được phát hành với giấy phép
|
|
GNU GPL, có nghĩa rằng mọi người có thể kết hợp một bản chỉnh sửa của GNU với
|
|
Linux tạo nên một hệ điều hành hoàn chỉnh; và như thế những bản phân phối
|
|
GNU+Linux đầu tiên ra đời! Từ đó, phong trào Phần mềm Tự do của chúng ta bắt
|
|
đầu, và nếu không có nó, tôi cho rằng chúng ta sẽ không thể có được quyền tính
|
|
toán tự do như bây giờ. Tôi không thể tưởng tượng một thế giới mà Libreboot và
|
|
GNU không tồn tại.
|
|
|
|
Liệu Coreboot có thể tồn tại mà không có GNU+Linux không? Tôi rất nghi ngờ điều
|
|
đó! Có thể Linux vẫn sẽ tồn tại, nhưng nó có thể là phần mềm tự do cho đến giờ
|
|
không? Nó liệu có thể đạt được thành công như bây giờ không? Trong thực tại ấy,
|
|
các dự án BSD có thể sẽ thịnh hành hơn, và liệu họ có một tư tưởng vững vàng để
|
|
đảm bảo quyền tự do của những người dùng máy tính, hay họ chỉ coi mã nguồn là để
|
|
*tham khảo* hay dùng cho *mục đích học tập* thôi?
|
|
|
|
Bạn thấy đấy, công trình của Richard Stallman vào nhũng năm 80 mang tính *cách
|
|
mạng* và nếu không có ông, chúng ta sẽ không ở đây. Những người đứng đầu các
|
|
công ty công nghệ lớn như Apple hay Microsoft ghét chúng ta, và đã tấn công
|
|
phong trào của chúng ta hàng năm nay. Đó là mục đích họ tấn công RMS. Họ không
|
|
thực sự quan tâm Richard đã hay không làm gì vào bất cứ thời điểm nào.
|
|
|
|
Richard đã là chủ tịch của FSF kể tự khởi nguồn của tổ chức vào năm 1985, lan
|
|
truyền tư tưởng Phần mềm Tự do khắp thế giới, cho tới khi, ông ấy bị bài trừ vào
|
|
năm 2019 bởi một *chiến dịch xuyên tạc* quỷ quyệt nhất có thể.
|
|
|
|
Bất cứ ai quen thuộc với Libreboot có thể đã biết hết những điều trên, hoặc chí
|
|
ít thì biết đại ý, vậy tại sao hôm nay tôi lại nói về FSF, GNU và Richard
|
|
Stallman? Bởi vì có một điều vô cùng độc ác đang xảy ra.
|
|
|
|
Đừng chỉ nghe lời tôi. Stephen Fry, một người dùng GNU+Linux nổi tiếng, đã quay
|
|
video này vào năm 2008 để ca ngợi dự án GNU và ủng hộ Phần mềm Tự do:
|
|
|
|
<https://vid.puffyan.us/watch?v=P_mS4CIXcLY>
|
|
|
|
trong trường hợp đường dẫn trên không tải được, hay sử dụng đường dẫn này:
|
|
<https://vid.puffyan.us/watch?v=P_mS4CIXcLY>
|
|
|
|
RMS KHÔNG HỀ kỳ thị người chuyển giới
|
|
=====================================
|
|
|
|
Tôi là bạn tốt của Richard nhiều năm nay. Tôi *đã từng* có tranh cãi với ông ấy
|
|
(một cách công khai) vài năm trước, nhưng chúng tôi đã làm lành. Ông ấy vẫn luôn
|
|
tôn trọng tôi.
|
|
|
|
Khi dự án Libreboot của tôi bắt đầu gia nhập GNU, tôi chưa công khai mình là
|
|
người chuyển giới. Tôi công khai không lâu trước khi Libreboot trở thành GNU
|
|
Libreboot. RMS ngay lập tức dùng she/her (đại từ chỉ nữ giới) để gọi tôi. Không
|
|
có vấn đề gì cả.
|
|
|
|
Một vài người dẫn đến bài viết này để ám chỉ ông ấy kỳ thị người chuyển giới:
|
|
<https://stallman.org/articles/genderless-pronouns.html>
|
|
|
|
Cụ thể hơn, họ nghĩ rằng RMS từ chối gọi người khác bằng đúng đại từ của họ. Họ
|
|
nghĩ rằng RMS kỳ thị người chuyển giới khi dùng per/perse thay vì chấp nhận
|
|
they/them.
|
|
|
|
Để tôi nói với bạn một điều:
|
|
|
|
Richard đã gửi cho *tôi* và một vài người khác bản nháp của bài viết đó trong
|
|
lúc viết. Tôi đã bảo ông ấy không nên dùng per/perse khi ông ấy đề xuất nó. Tôi
|
|
gợi ý ông ấy dùng they/them khi đề cập chung chung tới ai đó. Khi ông ấy quyết
|
|
định dùng per/perse, tôi khá là khó chịu, nhưng không thấy bị xúc phạm; tôi thấy
|
|
điều đó thật *nực cười*. Rõ ràng, they/them được hiểu rộng rãi và tránh được
|
|
hiểu nhầm nhất có thể.
|
|
|
|
Khờ dại không giống với kỳ thị. Nếu bạn thật sự cho Richard biết đại từ bạn
|
|
dùng, ông ấy sẽ dùng nó với bạn mà không ngại ngần gì.
|
|
|
|
Nhiều người bạn của tôi cũng là người chuyển giới và đã từng nói chuyện với
|
|
Richard, chủ yếu qua email. Ông cũng tôn trọng cả đại từ của họ.
|
|
|
|
Cả dự án GNU cũng có những hướng dẫn sử dụng đại từ:
|
|
<https://www.gnu.org/philosophy/kind-communication.en.html> - xem:
|
|
<https://www.gnu.org/philosophy/kind-communication.en.html#f1>
|
|
|
|
Không kỳ thị một chút nào. Kể cả cái đại từ per/pers ngu ngốc ấy. Không phải kỳ
|
|
thị, chỉ là ngu ngốc. Tôi không hề bị gọi sai giới tính bởi các lập trình viên
|
|
của GNU khi dự án của tôi, Libreboot, nằm trong GNU. Nói RMS kỳ thị người chuyển
|
|
giới là *xúc phạm* những người thực sự bị kỳ thị.
|
|
|
|
Thông tin nền
|
|
==============
|
|
|
|
*Tôi có thể* cãi lại từng lời cáo buộc chống lại ông, nhưng đã có các bài viết
|
|
khác làm điều đó; các bài viết đó được viết tốt hơn tôi có thể, vì thết hãy xem
|
|
các đường dẫn dưới đây.
|
|
|
|
Tôi không thấy việc làm những gì đã được làm là cần thiết. Mục đích của bài viết
|
|
này chỉ là để thể hiện sự ủng hộ của tôi đối với Richard Stallman, và để bảo vệ
|
|
danh dự của ông ấy. Thời của ông ấy cũng *sẽ* đến lúc qua đi. Tuy nhiên, vẫn còn
|
|
nhiều điều ông ấy có thể đóng góp!
|
|
|
|
Các bài viết sau ít nhiều miêu tả cụ thể những sự kiện đã xảy ra tháng 9 năm
|
|
2019 xung quanh Richard Stallman:
|
|
|
|
<https://www.wetheweb.org/post/cancel-we-the-web>
|
|
|
|
Bài viết này thể hiện sự ủng hộ cho Richard, và nó cũng có những chi tiết về
|
|
những sự kiện đã xảy ra:
|
|
|
|
<https://jorgemorais.gitlab.io/justice-for-rms/>
|
|
|
|
Video này bởi DistroTube cũng cung cấp nhũng thông tin cụ thể về sự kiện này:
|
|
|
|
<https://odysee.com/@DistroTube:2/mob-mentality-threatens-the-free:b>
|
|
|
|
Bản chất của những kẻ thù
|
|
=========================
|
|
|
|
Khó khăn của chúng ta khi bảo vệ Richard Stallman là đối thủ của phong trào Phần
|
|
mềm Tự do đã học cách bắt chước ngôn ngữ của chúng ta. Họ nói và làm giống chúng
|
|
ta, nhưng đừng nhầm lẫn: hành động của họ và mục đích của họ không thể hiện tư
|
|
tưởng họ nói rằng họ đại diện! *Có* những người và tổ chức ủng hộ Phần mềm Tự do
|
|
trong danh sách đó, nhưng họ đã bị dẫn dắt hoặc có lý do khác để phản đối RMS;
|
|
trọng tâm bài viết này không phải những người đó, nhưng tôi mong những người và
|
|
tổ chức đó sẽ thay đổi suy nghĩ nếu họ đọc được bài viết này!
|
|
|
|
Tôi không ủng hộ *văn hoá bãi bỏ*. Họ có thể cố bài trừ tôi, nhũng tôi sẽ không
|
|
làm vậy với họ. Bài viết này chỉ bảo vệ RMS khỏi những chiến dịch xuyên tạc. Để
|
|
làm vậy, chúng ta sẽ xem một vài người trong danh sách chống RMS đó.
|
|
|
|
Tôi đã nói rằng tôi sẽ không dẫn trực tiếp danh sách chống RMS, cho nên tôi sẽ
|
|
viết đậm URL bên dưới mà không tạo đường dẫn (để không giúp nó dễ tìm kiếm hơn).
|
|
Hãy nhìn những cái tên trong danh sách đó:
|
|
|
|
**https://rms-open-letter.github.io/**
|
|
|
|
Đừng bị lừa! Phong trào mã nguồn mở *không giống* với phong trào phần mềm tự do!
|
|
Bài viết này chỉ ra Mã nguồn Mở và Phần mềm Tự do khác nhau như thế nào:
|
|
<https://www.gnu.org/philosophy/open-source-misses-the-point.en.html>
|
|
|
|
Tôi sẽ tập trung vào nhũng người trong danh sách chữ ký, và có thể nói về một tổ
|
|
chức cụ thể trong danh sách đó. Một vài trong số họ có lý trừ việc phản đối RMS
|
|
(thường có nghĩa là họ bị dẫn dắt), trong khi số khác *đáng ghê tởm*.
|
|
|
|
Tôi sẽ đi trực tiếp vào vấn đề:
|
|
|
|
RedHat rút quỹ ủng hộ FSF
|
|
-------------------------
|
|
|
|
Đáp lại thông báo RMS quay trở lại FSF, RedHat thông bảo họ sẽ rút quỹ ủng hộ
|
|
FSF. Họ tham gia chiến dịch xuyên tạc như thường lệ.
|
|
|
|
RedHat thuộc sở hữu của một công ty phần mềm không tự do IBM. Bản phân phối
|
|
GNU+Linux doanh nghiệp của họ đi kèm với vô vàn phần mềm không tự do và họ tích
|
|
cực khuyến khích người dùng cài thêm; họ không làm gì để ủng hộ phần mềm tự do
|
|
và chỉ coi đó là thứ *họ* có thể dùng. Họ không tin vào tư tưởng của FSF. Chi
|
|
tiết thêm về việc hợp nhất hai công ty: <https://www.redhat.com/en/ibm>
|
|
|
|
RedHat *mới rất gần đây* đã xoá sổ CentOS. CentOS là phiên bản cộng đồng của
|
|
RHEL, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng. Nói cách khác, RedHat tích cực đưa ra
|
|
một quyết định làm tổn hại đến cộng đồng. Chi tiết thêm:
|
|
<https://arstechnica.com/gadgets/2020/12/centos-shifts-from-red-hat-unbranded-to-red-hat-beta/>
|
|
|
|
Hãy tự tận mắt chứng kiến: <https://www.ibm.com/products/software>
|
|
|
|
Công ty này có giống một công ty quan tâm đến Phần mềm Tự do không?
|
|
|
|
Tại sao chúng ta phải quan tâm RedHat nghĩ gì? Nếu họ rút quỹ, điều đó có nghĩa
|
|
là bớt đi một ảnh hưởng xấu! RedHat không tin vào phần mềm tự do (họ có thể đã
|
|
tin vào mã nguồn mở vào một thời điểm nào đó, nhũng thời điểm đó đã qua lâu rồi
|
|
khi mà họ bị mua bởi IBM).
|
|
|
|
Liên kết giữa OSI/Microsoft
|
|
---------------------------
|
|
|
|
OSI là viết tắt của *Open Source Initiative* (Đề xuất Mã nguồn Mở). Tổ chức này
|
|
bắt chước FSF để cố làm cho phần mềm tự do dễ được các tập đoàn lớn lựa chọn
|
|
hơn. Đọc thêm về OSI ở đây:
|
|
<https://en.wikipedia.org/wiki/Open_Source_Initiative>
|
|
|
|
Người ta nói rằng một bức ảnh đáng giá hơn ngàn lời nói:
|
|
|
|
![](https://web.archive.org/web/20210318230618if_/http://techrights.org/wp-content/uploads/2020/01/osi-microsoft-photo-op.jpg)
|
|
|
|
Từ trái qua phải, tên của họ (tất cả đều là lãnh đạo hoặc người có ảnh hưởng lớn
|
|
trong OSI), với bên trái là trái của bạn và là bên phải đối với họ:
|
|
|
|
Hàng sau: Faidon Liambotis, Chris Lamb, Simon Phipps, Allison Randal, Molly de
|
|
Blanc, Patrick Masson
|
|
|
|
Hàng trước: Josh Simmons, VM Brasseur, Carol Smith, Italo Vignoli, Richard
|
|
Fontana.
|
|
|
|
Tất cả những người này đều có ảnh hưởng lớn ở OSI. Một vài trong số đó từng là
|
|
chủ tịch.
|
|
|
|
Bạn có thấy gì lạ trong bức ảnh này không? Hãy nhìn nơi họ đang đứng đi. Bức ảnh
|
|
được đăng trong bài viết này:
|
|
<http://techrights.org/2020/01/15/osi-board-at-microsoft/> (lưu trữ:
|
|
<http://web.archive.org/web/20200121042512/http://techrights.org/2020/01/15/osi-board-at-microsoft/>)
|
|
|
|
Microsoft là nhà tài trợ chính của OSI. Chính OSI cũng có một bài viết trên
|
|
trang web của họ khẳng định điều này: <https://opensource.org/node/901> (lưu
|
|
trữ:
|
|
<http://web.archive.org/web/20201112022740/https://opensource.org/node/901>)
|
|
|
|
Khi một tổ chức bắt đầu phụ thuộc vào một khoản tiền tài trợ lớn từ những công
|
|
ty như Microsoft (một tập đoàn vẫn luôn *tấn công dữ dội* Phần mềm Tự do *và* Mã
|
|
nguồn Mở hàng năm nay), tổ chức ấy *sẽ* bắt đầu mất phương hướng và lý tưởng.
|
|
Bạn sẽ mất nguồn *cảm hứng* bạn từng có. Bạn sẽ bắt đầu làm bất cứ thứ gì nhà
|
|
tài trợ bảo bạn làm, vì bạn sợ sẽ mất nguồn tài trợ đó. Microsoft, suốt những
|
|
năm vừa rồi, đã nhúng tay vào phiên bản mà họ gọi là *mã nguồn mở*; trên thực
|
|
tế, đó chỉ là *openwashing* (giống whitewashing, nhưng với góc nhìn của mã nguồn
|
|
mở), và những sản phẩm chính của Microsoft như Windows vẫn rất không tự do!
|
|
Microsoft vẫn đấu tranh để bạn mất đi tự do bằng cách làm cho ngày càng nhiều
|
|
máy tính bị bó buộc với những thứ như SecureBoot và firmware có chữ ký mã hoá.
|
|
|
|
Vậy nếu Microsoft đã ghét Richard Stallman hàng năm nay, và muốn huỷ hoại ông
|
|
hàng năm nay, và Microsoft có tầm ảnh hưởng về tài chính đối với Đề xuất Mã
|
|
nguồn Mở, một tổ chức có thể nói ngôn ngữ Phần mềm Tự do có *một chút đáng tin
|
|
cậy*, đó không phải là một điều tuyệt nhất đối với Microsoft sao? Tưởng tuợng là
|
|
Microsoft. Bạn sẽ nắm ngay lấy cơ hội này, đúng không? Tôi chắc rằng mình không
|
|
phải người duy nhất nghĩ vậy.
|
|
|
|
Kể cả Microsoft không có liên kết chặt chẽ với OSI, OSI liệu có quyền dùng ngôn
|
|
từ của Phần mềm Tự do và nói rằng họ là một phần của cộng đồng chúng ta không?
|
|
Mã nguồn mở không phải là một phần của phong trào Phần mềm Tự do! Đó là một đối
|
|
thủ cạnh tranh về tư tưởng với Phần mềm Tự do.
|
|
|
|
Một sự thật thú vị:
|
|
|
|
OSI gần đây đã cấm Eric S Raymond (đồng sáng lập OSI) khỏi danh sách mail của
|
|
họ, sau khi ông bình luận bảo vệ OSI khỏi sự xâm nhập của *Mã nguồn Hợp đaọ lý*
|
|
và chống lại những quy tắc ứng xử mang tính áp bức và xâm phạm quyền tự do ngôn
|
|
luận. Mặc dù tên như vậy, giấy phép Mã nguồn Hợp đạo lý thực tế là *không tự
|
|
do*, bởi vì họ giới hạn phạm vi sử dụng phần mềm; nếu tác giả phần mềm không
|
|
đồng ý với quan điểm chính trị của bạn, họ có thể cấm bạn dùng phần mềm đó. Điều
|
|
này hoàn toàn sai trái! Những người như Coraline Ada Ehmke (đứng đầu phong trào
|
|
Mã nguồn Hợp đạo lý) muốn gây ảnh hưởng tới OSI để viết lại *Định nghĩa Mã nguồn
|
|
Mở*. Video này cung cấp một số thông tin cơ bản về nó:
|
|
|
|
<https://odysee.com/@DistroTube:2/founder-of-open-source-is-banned-by-open:7>
|
|
|
|
Trong trường hợp của OSI, họ có thể sẽ không để Eric quay lại; cho dù tôi có bất
|
|
đồng quan điểm với Mã nguồn Mở (tôi là một người hoạt động phong trào Phần mềm
|
|
Tự do), Mã nguồn mở bản thân không phải là một điều xấu, chỉ là thiếu tư tưởng;
|
|
những người của phong trào Mã nguồn Hợp đạo lý như Coraline Ada Ehmke sẽ gây ra
|
|
tổn hại đáng kể nếu họ có thể xâm nhập vào tổ chức (họ đã thâm nhập vào một vài
|
|
dự án Phần mềm Tự do và Mã nguồn Mở bằng cách khiến cho các dự án đó thêm Quy
|
|
tắc Ứng xử; Libreboot gần đây đã nhận ra điều đó và xoá bỏ Quy tắc Ứng xử mà
|
|
chính là Thoả thuận Đóng góp của Coraline)
|
|
|
|
Mọi người nên gửi Eric Raymond một email để ủng hộ. Ông ấy đã làm điều đúng. Hãy
|
|
nói với ông ấy rằng bạn quan tâm. Tôi chưa bao giờ nghe thấy điều gì đặc biệt tệ
|
|
về ông ấy. Ông ấy rất có lý lẽ và là một người tử tế, bộc trực và thẳng thắn
|
|
nhưng vẫn rất tôn trọng (theo ý kiến của tôi, sau khi đọc những bài viết của ông
|
|
ấy), điều đó rất dễ chịu.
|
|
|
|
Nhân viên Microsoft
|
|
-------------------
|
|
|
|
Đúng vậy, nhân viên của Microsoft cũng nằm trong danh sách chống RMS.
|
|
|
|
*Những người này sao lại đi dạy đời chúng ta về lý tưởng của Phần mềm Tự do hay
|
|
những vấn đề của FSF?*
|
|
|
|
Microsoft là kẻ thù không đội trời chung với phong trào Phần mềm Tự do.
|
|
Microsoft không ngu ngốc tới mức ký tên công ty vào danh sách đó, bởi vì như thế
|
|
họ sẽ thua cuộc; thay vào đó, họ dùng những ảnh hưởng đồi bại từ các tổ chức
|
|
khác nhau mà đúng ra đại diện cho chúng ta.
|
|
|
|
Nếu tôi là Microsoft, tôi sẽ yêu cầu những nhân viên này xoá tên của họ khỏi
|
|
danh sách. Nó thực sự làm tổn hại đến nỗ lực chống RMS của họ khi những người có
|
|
vị trí trong Microsoft nói những điều này, kể cả khi chỉ là một vài người.
|
|
|
|
Không ai trong số những người trong danh sách có vị trí cao ở Microsoft. Tôi tin
|
|
là họ tự ký độc lập, không theo chỉ đạo. Không sếp nào ở Microsoft muốn
|
|
Microsoft ở trong danh sách đó cả!
|
|
|
|
Tổ chức Gnome (có quan hệ sâu sắc với Microsoft)
|
|
------------------------------------------------
|
|
|
|
GHI CHÚ: Không nên nhầm lẫn giữa *Cộng đồng* Gnome với *Tổ chức* Gnome. Họ rất
|
|
khác nhau!
|
|
|
|
Có những quan hệ được biết đến giữa những thành viên của Tổ chức Gnome với
|
|
Microsoft. Đây là một bài viết về nó:
|
|
|
|
<http://web.archive.org/web/20200607212123/http://techrights.org/2020/06/07/gnome-board-of-directors-2020/>
|
|
|
|
Họ tấn công RMS hàng năm nay:
|
|
|
|
<http://techrights.org/2021/01/12/gnome-foundation-rms/>
|
|
|
|
Vậy, tất nhiên, họ không đáng tin tưởng để đại diện phong trào Phần mềm Tự do!
|
|
|
|
Những thành viên sau trong Tổ chức Gnome là những người ký chủ chốt trong danh
|
|
sách chống RMS, và là thành viên của Tổ chức Gnome:
|
|
|
|
* Molly de Blanc (Dự án Debian, Tổ chức GNOME) **(cũng có quan hệ với OSI)**
|
|
* Neil McGovern (Giám đốc Điều hành GNOME, Cự Lãnh đạo Dự án Debian) Luis Villa
|
|
* (Cự Giám đốc Đề xuất Mã nguồn Mở và Tổ chức GNOME; người đóng góp cho bản thảo
|
|
* của GPL v3)
|
|
|
|
Những trường hợp khác thì tôi không muốn nêu tên, nhưng Neil và Molly là những
|
|
người với quyền push/pull/review ở trang GitHub chống RMS đó. Tôi cảm thấy cần
|
|
phải đề cập tên của họ; và họ còn là thành viên của dự án Debian.
|
|
|
|
Coraline Ada Ehmke (Người sáng lập, Tổ chức Mã nguồn Hợp đạo lý)
|
|
----------------------------------------------------------------
|
|
|
|
Coraline là người thành lập phong trào *Mã nguồn Hợp đạo lý*. Mặc dù có tên như
|
|
vậy, nó thực ra lại phân phối các giấy phép *không tự do*; không tự do bởi chúng
|
|
áp đặt các giới hạn sử dụng đối với phần mềm sử dụng giấy phép này. Nếu bạn dùng
|
|
phần mềm với giấy phép này mà tác giả không đồng ý với quan điểm chính trị của
|
|
bạn, tác giả hoàn toàn có thể cấm bạn dùng phần mềm đó.
|
|
|
|
Tôi tin tưởng vào quyền tự do! Tôi muốn tự do cho *tất cả mọi người*, kể cả
|
|
những người tôi không đồng ý về chính trị!
|
|
|
|
Phân biệt đối xử dựa trên niềm tin của họ luôn là sai trái. Không nếu hay nhưng
|
|
gì cả. Tôi muốn *đối thủ chính trị* của tôi có tự do, bởi vì:
|
|
|
|
* Nếu tôi có thể lấy đi tự do của họ, thì họ cũng có thể lấy đi tự do của tôi.
|
|
* Nếu họ có thể lấy đi tự do của tôi, thì tôi cũng có thể lấy đi tự do của họ.
|
|
|
|
Coraline cũng là một kẻ người khác trên mạng. Có rất nhiều trường hợp cô ta
|
|
khủng bố các công ty/dự án, hành động như một kẻ bắt nạt. Có khả năng cô ta thậm
|
|
chí sẽ tấn công Libreboot, nếu có ai đó cho cô ta biết về bài viết này.
|
|
|
|
Cô ta là một con người tồi tệ.
|
|
|
|
Cô ta thường được biết đến về Thoả thuận Đóng góp, một bản mẫu cho quy tắc ứng
|
|
xử mà một số dự án có sử dụng. Chúng tôi ở Libreboot khuyên bạn không nên có quy
|
|
tắc ứng xử, vì nó khiến những người mới đến thấy không được chào đón và tạo ra
|
|
một môi trường tự kiểm duyệt nơi mà mọi người cảm thấy không thể bộc lộ quan
|
|
điểm của họ về các vấn đề; bạn thấy đấy, tự do ngôn luận rất lành mạnh, và cảm
|
|
tính là đủ để xử lý hành vi xấu. Thoả thuận Đóng góp là một con Trojan Horse; đó
|
|
là thứ mà họ muốn bạn dùng trước, và rồi họ sẽ khuyên bạn dùng một giấy phép Mã
|
|
nguồn Hợp đạo lý. Một khi bạn đã bắt đầu dùng Mã nguồn Hợp đạo lý, họ sẽ đâm
|
|
sâu móng vuốt của mình vào dự án của bạn. Đừng để những người như vậy xâm nhập
|
|
vào dự án của bạn!
|
|
|
|
Đừng nghe Coraline Ada Ehmke hay bất cứ ai như cô ta! Cô ta được tiếp sức bởi sự
|
|
căm ghét và định kiến *của chính cô ta*. Cô ta hoàn toàn không thể chịu được
|
|
quan điểm của người khác và thường xuyên có phá hoại những người cô ta không
|
|
đồng ý.
|
|
|
|
Kết luận
|
|
========
|
|
|
|
Đó là tất cả!
|
|
|
|
Hãy bảo vệ RMS!
|
|
|
|
Tôi không muốn viết tiếp nữa. Tôi đã định xem danh sách đó kỹ hơn, nhưng tôi
|
|
nghĩ bạn đã thấy được ý tôi.
|