new one
36 KiB
% Defend Richard Stallman! % Leah Rowe % 31 March 2021
Lời mở đầu
Vào 2 năm trước, Richard M. Stallman, người bị coi như một "Tội phạm Tư tưởng" nổi tiếng, bị cáo buộc bởi một chiến dịch xuyên tạc rằng ông biện hộ cho việc hiếp dâm, dàn dựng bởi truyền thông đại chúng theo sự chỉ đạo của những tập đoàn phần mềm sở hữu độc quyền không tự do. 36 năm đấu tranh cho quyền tự do số của các bạn, đổ sông đổ bể. Những lời cáo buộc ấy ác độc đến mức đã khiến ông từ chức vị trí chủ tịch của Tổ chức Phần mềm Tự do (FSF, the Free Software Foundation). FSF đã không làm gì để bảo vệ ông ấy. Tuy nhiên, các bạn có thể làm điều đó!
Ngày 21 tháng 3 năm 2021, ban giám đốc FSF đã khôi phục vị trí của Richard Stallman. Đáp lại sự kiện này, truyền thông lại bắt đầu một chiến dịch xuyên tạc mới. Một đơn đề nghị đã được viết để yêu cầu bãi nhiệm RMS cùng với toàn bộ ban giám đốc của FSF. Họ cáo buộc sai lệch rằng ông phân biệt giới tính, kỳ thị người chuyển giới, kỳ thị người khuyết tật, và hàng đống những thứ khác và hàng đống thứ khác với mục đích làm mất uy tính của ông. Đừng nghe bất cứ điều gì từ đó. Những ghi chú và bài viết của Richard Stallman cho thấy một con người kiên quyết đấu tranh chống lại mọi loại định kiến!
Để đáp lại, chúng ta, phong trào phần mềm tự do, đã viết một đơn đề nghị của chính mình. Chúng ta mong rằng RMS vẫn giữ nguyên vị trí của mình, và FSF giữ vững lập trường. Chúng ta kêu gọi FSF bênh vực cho danh dự và di sản của Richard Stallman. Richard Stallman là một con người, và quyền tự do ngôn luận của ông đang bị chà đạp một cách nghiêm trọng. Chúng ta phải cho FSF thấy sự ủng hộ của chúng ta cho RMS một cách to và rõ ràng.
Nếu bạn ủng hộ phần mềm tự do, tin vào sự tự do ngôn luận, sự tự do của cộng đồng và công lý xã hội (công lý xã hội thực sự, tức là mỗi người đều được đối xử tử tế và không bị loại bỏ chỉ vì niềm tin của họ), hãy ký tên ở đây:
https://rms-support-letter.github.io/index-vi.html
Đơn đề nghị đối lập yêu cầu Richard bị loại bỏ sẽ không đưọc dẫn ở đây, bởi vì việc làm đơn yêu cầu đó mạnh lên không quan trọng. Việc tăng đánh giá của đối thủ của chúng ta chỉ giúp họ tấn công RMS. Tương tự, chiến dịch xuyên tạc của họ cũng sẽ không được dẫn ở đây, chỉ bị chỉ trích!
Hướng dẫn ký đơn có ở trên trang được dẫn. Nếu bạn đại diện một dự án, hãy thêm
thông tin đó vào trong ngoặc. Ví dụ, nếu bạn là Nguyễn Văn A và dự án của bạn
tên là Foobar Libre, hãy viết Nguyễn Văn A (Foobar Libre developer)
hay
Nguyễn Văn B (Foobar Libre founder and lead developer)
. Nếu bạn là thành viên
cộng tác của FSF, hãy thêm cả thông tin đó vào.
Nếu bạn là thành viên của một dự án/tổ chức đã ký đơn chống RMS, việc bạn nói rằng bạn đến từ dự án đó khi bạn ký đơn ủng hộ rất quan trọng. Bạn cũng nên nói với mọi người trong dự án hay tổ chức của bạn và cố thuyết phục họ thay đổi ý kiến.
Bên cạnh việc ký tên, nếu bạn ở trong một dự án phần mềm, hãy khiến dự án đó chính thức ủng hộ Richard! Ông ấy cần mọi sự ủng hộ chúng ta có thể có được. Chúng ta, những người hoạt động trong phong trào phần mềm tự do, phải cho ông ấy toàn bộ sức mạnh!
Đừng để bị lừa. Nếu một dự án phần mềm tự do nằm trong danh sách chữ ký chống RMS, điều đó chỉ có nghĩa rằng những người đứng đầu đưa ra quyết định đó. Và điều đó cũng không đại diện cho những cá nhân đơn lẻ trong tổ chức.
Hãy viết cả email đến FSF và nói với họ rằng bạn ủng hộ Richard! Thông tin liên hệ FSF có ở đây: https://www.fsf.org/about/contact/
Đối thủ của chúng ta muốn phá hoại Phần mềm Tự do
Mục tiêu thực sự của đối thủ không phải là Richard Stallman; mục tiêu của họ là phá hoại FSF bằng cách thâm nhập nó (giống như cách họ đã làm với các tổ chức như OSI (Đề xuất Mã nguồn Mở), Tổ chức Linux hay Mozilla). Những người này thậm chí còn viết một đơn đề nghị trực tuyến yêu cầu loại bỏ RMS và cả ban giám đốc FSF. Đây rõ ràng là một âm mưu nhằm lật đổ FSF! Trong sợ hãi, nhiều dự án Phần mềm Tự do nổi tiếng cũng đã tham gia đơn chống RMS vì họ không muốn bị loại bỏ như thế. Danh sách những người tấn công Richard có những người làm việc cho Microsoft, Google, OSI, Tổ chức Linux, Tổ chức Gnome và Mã nguồn Hợp đạo đức (Ethical Source)! Nhứng người này chống đối tư tưởng Phần mềm Tự do (kể cả khi một vài trong số họ đôi khi có tạo ra phần mềm tự do, họ làm vậy với mục đích không phải là cổ vũ sự tự do) và nhiều người trong đó còn tích cực phá hoại phong trào bao năm nay! Làm sao họ dám đại diện cho chúng ta chứ!.
Bức đơn chống RMS nói không đi đôi với hành động. Những người ký đơn đó không đại diện cho chúng ta! Nếu bạn thấy người phát triển Phần mềm Tự do trong danh sách ấy, làm ơn nói với họ. Đừng thể hiện sự căm ghét, chỉ cần nói với họ: bảo họ rằng họ đã bị dẫn dắt bởi một chiến dịch căm thù. Chúng ta cần sự đoàn kết trong phong trào. Bạn có thể thấy rằng rất nhiều người ký đơn đó chỉ vì sợ hãi; ban đầu, đơn ủng hộ RMS chưa hề tồn tại, và người ta chưa biết bao nhiêu người ủng hộ RMS. Nói cách khác, nhiều người ký đơn chống RMS chỉ vì họ sợ bị xa lánh. Đó là bởi vì lần trước, chúng ta không có phòng bị. Lần trước chúng ta đã im lặng, nhưng lần này thì tuyệt đối không!
Tính đến 02:50 sáng 31 tháng 3 năm 2021 theo giờ Anh, chúng ta đang thắng! Đơn chống RMS có 2959 chữ ký. Đơn của chúng ta có 4533 chữ ký! Như vậy là tỷ lệ ủng hộ 60%, nếu bạn cộng hai con số lại, nhưng con số trên đơn của chúng ta đang ngày càng tăng nhanh trong khi đơn chống lại bắt đầu chậm lại. Mọi người nhận ra rằng việc ủng hộ RMS hoàn toàn bình thường, vì nó đúng như vậy. RMS là người vô tội!
Richard Stallman là anh hùng của chúng ta
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tư tưởng phần mềm tự do. Tôi là người thành lập Libreboot, cũng là người phát triển chính của dự án này. Khi tôi bắt đầu sử dụng phần mềm tự do khi còn là thiếu niên vào những năm 2000, những bài giảng của Richard Stallman có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với tôi; Richard thành lập dự án GNU vào năm 1983 và Tổ chức Phần Mềm Tự do (Free Software Foundation) vào năm 1985. Tôi cũng đã xem bộ phim Revolution OS và đọc cuốn sách Cathedral and the Bazaar của Eric Raymond. Tôi nhanh chóng cảm thấy thích thủ nhưng chính những bài viết của Richard và trang web của dự án GNU đã khơi nguồn cảm hứng cho tôi. Tuy vậy, trong vài năm đầu, tôi đã tự gọi mình là một người ủng hộ mã nguồn mở cho tới khi tôi dần hướng về trại Phần mềm Tự do vào năm 2009. Tôi đã từng làm việc với vai trò quản trị hệ thống và hỗ trợ công nghệ thông tin ở nhiều công ty, hầu như chỉ làm việc với phần mềm sở hữu độc quyền không tự do, trong đó có Windows, trong khi ở nhà tôi tự học lập trình trên GNU+Linux. Tôi ghét làm việc với các hệ thống không tự do, chính bởi vì chúng quá gò bó so với hệ thống tôi có ở nhà, một hệ thống chạy với nhiều bản phân phối GNU+Linux khác nhau (tôi cũng từng thử cả OpenBSD). Khi tôi học khoá A-Levels, tôi từng học về lập trình nhưng họ bắt học sinh phải sử dụng những phần mềm không tự do như Visual Studio IDE và C#; tôi ghét nó, nhưng đối phó bằng việc dùng Mono ở nhà để làm bài tập. Không lâu sau khi tôi tham gia FSF với tư cách là Thành viên Cộng tác vào năm 2013, cuộc đời tôi có một bước ngoặt lớn, và Libreboot là một phần lớn trong đó. Không cần phải nói, tôi tiến đến việc loại bỏ sự phụ thuộc vào phần mềm sở hữu độc quyền không tự do và tôi mong những người khác cũng có thể trải nghiệm sự tự do ấy.
Chính những bài viết và bài giảng của Richard Stallman đã đưa tôi theo con đường này. Tôi đã gặp ông ấy 5 lần, ở 3 đất nước khác nhau.
Trong những ngày đầu của máy tính, hầu hết (nếu không phải tất cả) phần mềm đều được chia sẻ tự do cùng với mã nguồn. Vào đầu thập niên 1980, khi phần mềm bắt đầu bị thương mại hoá, các công ty bắt đầu làm ra các phần mềm độc quyền, có nghĩa là phần mềm không còn đi kèm với mã nguồn hoặc nếu không thì việc sử dụng, phát triển và chia sẻ phần mềm đó cũng bị giới hạn. Điều đó có nghĩa là những người sử dụng máy tính không còn có sự tự do trong công việc tính toán của họ; trước khi dự án GNU bắt đầu vào năm 1983, phần mềm tự do không tồn tại! Richard Stallman, đứng trước cơ hội kiếm được một khoản tiền lớn từ việc phát triển phần mềm không tự do, đã kiên quyết chống lại xu hướng này và bắt đầu dự án GNU để tạo ra một hệ điều hành hoàn toàn tự do mà mọi người đều có thể chạy trên máy tính của họ.
Tôi tin vào Phần mềm Tự do vì cùng lý do tôi tin vào giáo dục toàn dân; tôi tin rằng kiến thức là một quyền cơ bản của con người. Ví dụ, tôi tin rằng mọi trẻ em đều có quyền học Toán. Tôi cũng tin như vậy đối với khoa học máy tính. Giáo dục là quyền cơ bản của con người. Tôi muốn mọi người đều có quyền tự do; quyền được đọc, được tham gia vào cộng đồng và quyền tự do ngôn luận. Lập trình cũng tính là ngôn luận, và tôi tin rằng mọi công trình tốt đều dựa trên công trình của người khác; đó là lý do quyền tham gia vào cộng đồng là vô cùng quan trọng. Bốn quyền tự do cơ bản có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tôi kiên quyết ủng hộ bản quyền trái (copyleft) và tôi tin rằng luật nên bắt buộc điều đó đối với mọi công trình sáng tạo hay tri thức. Tôi dùng Giấy phép Công cộng GNU(GNU General Public License) bất cứ khi nào có thể, và tôi ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng nó mọi nơi.
Phần mềm tự do vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Nhiệm vụ của dự án GNU và phong trào Phần mềm Tự do là xoá bỏ phần mềm không tự do khỏi thế giới của chúng ta và mang lại cho mọi người phần mềm hoàn toàn tự do. Đó là một nhiệm vụ vô cùng cao cả mà dự án Libreboot có tham gia. Các công ty như Apple hay Microsoft luôn cố chống lại chúng ta. Logic của họ rất độc quyền; các nhà sản xuất chip/bảng mạch máy tính kiểm soát nghiêm ngặt việc truy cập kiến thức về cách phần cứng làm việc, và họ gắn vào đó DRM (Digital Restriction Management, các biện pháp quản lý giới hạn kỹ thuật số,chẳng như chữ ký mã hoá trên firmware) để hạn chế tiến độ của chúng ta; đây chính là lý do Libreboot chưa được hỗ trợ tốt trên nhiều phần cứng vào thời điểm bài viết này được đăng. Quyền sửa chữa là một phần quan trọng của cuộc tranh đấu của chúng ta, trong một phong trào rộng hơn OSHW (phần cứng tự do). Một vấn đề khác chúng ta gặp phải là sự móc nối các phần tử mà mỗi phần tử lại không thể được thay thế trong các thiết bị hiện đại; phần mềm trên thiết bị như vậy có thể kiểm tra phần tử mới này có được cấp phép không, và sẽ từ chối chạy nếu nó không được cấp phép. Chúng ta, những người trong phong trào tự do luôn phải chịu những sự tấn công liên tục cả về mặt pháp lý và công nghệ. Các công ty công nghệ lớn dùng mọi thủ đoạn nhằm phá hoại công sức của chúng ta.
Nếu không nhờ công trình của Richard Stallman, Libreboot đã không tồn tại. Tất cả mọi công trình trong xã hội loài người đều bắt nguồn từ nhũng công trình khác; chúng ta đứng trên vai của những người khổng lồ. Dự án GNU có một hệ điều hành gần như hoàn chỉnh, và họ chỉ thiếu một mảnh ghép nữa, nhân của hệ điều hành; chương trình này nằm trong tâm của một hệ điều hành, giao tiếp với phần cứng và phân phối tài nguyên của hệ thống, cung cấp một giao diện mà phần mềm ứng dụng có thể chạy được. GNU đã bắt đầu xây dựng một hạt nhân mà họ gọi là Hurd, nhưng năm 2021 nó vẫn chưa hoàn thiện. May mắn thay, có một dự án khác có tên Linux xuất hiện vào đầu thập niên 90 và được phát hành với giấy phép GNU GPL, có nghĩa rằng mọi người có thể kết hợp một bản chỉnh sửa của GNU với Linux tạo nên một hệ điều hành hoàn chỉnh; và như thế những bản phân phối GNU+Linux đầu tiên ra đời! Từ đó, phong trào Phần mềm Tự do của chúng ta bắt đầu, và nếu không có nó, tôi cho rằng chúng ta sẽ không thể có được quyền tính toán tự do như bây giờ. Tôi không thể tưởng tượng một thế giới mà Libreboot và GNU không tồn tại.
Liệu Coreboot có thể tồn tại mà không có GNU+Linux không? Tôi rất nghi ngờ điều đó! Có thể Linux vẫn sẽ tồn tại, nhưng nó có thể là phần mềm tự do cho đến giờ không? Nó liệu có thể đạt được thành công như bây giờ không? Trong thực tại ấy, các dự án BSD có thể sẽ thịnh hành hơn, và liệu họ có một tư tưởng vững vàng để đảm bảo quyền tự do của những người dùng máy tính, hay họ chỉ coi mã nguồn là để tham khảo hay dùng cho mục đích học tập thôi?
Bạn thấy đấy, công trình của Richard Stallman vào nhũng năm 80 mang tính cách mạng và nếu không có ông, chúng ta sẽ không ở đây. Những người đứng đầu các công ty công nghệ lớn như Apple hay Microsoft ghét chúng ta, và đã tấn công phong trào của chúng ta hàng năm nay. Đó là mục đích họ tấn công RMS. Họ không thực sự quan tâm Richard đã hay không làm gì vào bất cứ thời điểm nào.
Richard đã là chủ tịch của FSF kể tự khởi nguồn của tổ chức vào năm 1985, lan truyền tư tưởng Phần mềm Tự do khắp thế giới, cho tới khi, ông ấy bị bài trừ vào năm 2019 bởi một chiến dịch xuyên tạc quỷ quyệt nhất có thể.
Bất cứ ai quen thuộc với Libreboot có thể đã biết hết những điều trên, hoặc chí ít thì biết đại ý, vậy tại sao hôm nay tôi lại nói về FSF, GNU và Richard Stallman? Bởi vì có một điều vô cùng độc ác đang xảy ra.
Đừng chỉ nghe lời tôi. Stephen Fry, một người dùng GNU+Linux nổi tiếng, đã quay video này vào năm 2008 để ca ngợi dự án GNU và ủng hộ Phần mềm Tự do:
https://yewtu.be/watch?v=P_mS4CIXcLY
trong trường hợp đường dẫn trên không tải được, hay sử dụng đường dẫn này: https://invidious.snopyta.org/watch?v=P_mS4CIXcLY
RMS KHÔNG HỀ kỳ thị người chuyển giới
Tôi là bạn tốt của Richard nhiều năm nay. Tôi đã từng có tranh cãi với ông ấy (một cách công khai) vài năm trước, nhưng chúng tôi đã làm lành. Ông ấy vẫn luôn tôn trọng tôi.
Khi dự án Libreboot của tôi bắt đầu gia nhập GNU, tôi chưa công khai mình là người chuyển giới. Tôi công khai không lâu trước khi Libreboot trở thành GNU Libreboot. RMS ngay lập tức dùng she/her (đại từ chỉ nữ giới) để gọi tôi. Không có vấn đề gì cả.
Một vài người dẫn đến bài viết này để ám chỉ ông ấy kỳ thị người chuyển giới: https://stallman.org/articles/genderless-pronouns.html
Cụ thể hơn, họ nghĩ rằng RMS từ chối gọi người khác bằng đúng đại từ của họ. Họ nghĩ rằng RMS kỳ thị người chuyển giới khi dùng per/perse thay vì chấp nhận they/them.
Để tôi nói với bạn một điều:
Richard đã gửi cho tôi và một vài người khác bản nháp của bài viết đó trong lúc viết. Tôi đã bảo ông ấy không nên dùng per/perse khi ông ấy đề xuất nó. Tôi gợi ý ông ấy dùng they/them khi đề cập chung chung tới ai đó. Khi ông ấy quyết định dùng per/perse, tôi khá là khó chịu, nhưng không thấy bị xúc phạm; tôi thấy điều đó thật nực cười. Rõ ràng, they/them được hiểu rộng rãi và tránh được hiểu nhầm nhất có thể.
Khờ dại không giống với kỳ thị. Nếu bạn thật sự cho Richard biết đại từ bạn dùng, ông ấy sẽ dùng nó với bạn mà không ngại ngần gì.
Nhiều người bạn của tôi cũng là người chuyển giới và đã từng nói chuyện với Richard, chủ yếu qua email. Ông cũng tôn trọng cả đại từ của họ.
Cả dự án GNU cũng có những hướng dẫn sử dụng đại từ: https://www.gnu.org/philosophy/kind-communication.en.html - xem: https://www.gnu.org/philosophy/kind-communication.en.html#f1
Không kỳ thị một chút nào. Kể cả cái đại từ per/pers ngu ngốc ấy. Không phải kỳ thị, chỉ là ngu ngốc. Tôi không hề bị gọi sai giới tính bởi các lập trình viên của GNU khi dự án của tôi, Libreboot, nằm trong GNU. Nói RMS kỳ thị người chuyển giới là xúc phạm những người thực sự bị kỳ thị.
Thông tin nền
Tôi có thể cãi lại từng lời cáo buộc chống lại ông, nhưng đã có các bài viết khác làm điều đó; các bài viết đó được viết tốt hơn tôi có thể, vì thết hãy xem các đường dẫn dưới đây.
Tôi không thấy việc làm những gì đã được làm là cần thiết. Mục đích của bài viết này chỉ là để thể hiện sự ủng hộ của tôi đối với Richard Stallman, và để bảo vệ danh dự của ông ấy. Thời của ông ấy cũng sẽ đến lúc qua đi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều ông ấy có thể đóng góp!
Các bài viết sau ít nhiều miêu tả cụ thể những sự kiện đã xảy ra tháng 9 năm 2019 xung quanh Richard Stallman:
https://www.wetheweb.org/post/cancel-we-the-web
Bài viết này thể hiện sự ủng hộ cho Richard, và nó cũng có những chi tiết về những sự kiện đã xảy ra:
https://jorgemorais.gitlab.io/justice-for-rms/
Video này bởi DistroTube cũng cung cấp nhũng thông tin cụ thể về sự kiện này:
https://odysee.com/@DistroTube:2/mob-mentality-threatens-the-free:b
Bản chất của những kẻ thù
Khó khăn của chúng ta khi bảo vệ Richard Stallman là đối thủ của phong trào Phần mềm Tự do đã học cách bắt chước ngôn ngữ của chúng ta. Họ nói và làm giống chúng ta, nhưng đừng nhầm lẫn: hành động của họ và mục đích của họ không thể hiện tư tưởng họ nói rằng họ đại diện! Có những người và tổ chức ủng hộ Phần mềm Tự do trong danh sách đó, nhưng họ đã bị dẫn dắt hoặc có lý do khác để phản đối RMS; trọng tâm bài viết này không phải những người đó, nhưng tôi mong những người và tổ chức đó sẽ thay đổi suy nghĩ nếu họ đọc được bài viết này!
Tôi không ủng hộ văn hoá bãi bỏ. Họ có thể cố bài trừ tôi, nhũng tôi sẽ không làm vậy với họ. Bài viết này chỉ bảo vệ RMS khỏi những chiến dịch xuyên tạc. Để làm vậy, chúng ta sẽ xem một vài người trong danh sách chống RMS đó.
Tôi đã nói rằng tôi sẽ không dẫn trực tiếp danh sách chống RMS, cho nên tôi sẽ viết đậm URL bên dưới mà không tạo đường dẫn (để không giúp nó dễ tìm kiếm hơn). Hãy nhìn những cái tên trong danh sách đó:
https://rms-open-letter.github.io/
Đừng bị lừa! Phong trào mã nguồn mở không giống với phong trào phần mềm tự do! Bài viết này chỉ ra Mã nguồn Mở và Phần mềm Tự do khác nhau như thế nào: https://www.gnu.org/philosophy/open-source-misses-the-point.en.html
Tôi sẽ tập trung vào nhũng người trong danh sách chữ ký, và có thể nói về một tổ chức cụ thể trong danh sách đó. Một vài trong số họ có lý trừ việc phản đối RMS (thường có nghĩa là họ bị dẫn dắt), trong khi số khác đáng ghê tởm.
Tôi sẽ đi trực tiếp vào vấn đề:
RedHat rút quỹ ủng hộ FSF
Đáp lại thông báo RMS quay trở lại FSF, RedHat thông bảo họ sẽ rút quỹ ủng hộ FSF. Họ tham gia chiến dịch xuyên tạc như thường lệ.
RedHat thuộc sở hữu của một công ty phần mềm không tự do IBM. Bản phân phối GNU+Linux doanh nghiệp của họ đi kèm với vô vàn phần mềm không tự do và họ tích cực khuyến khích người dùng cài thêm; họ không làm gì để ủng hộ phần mềm tự do và chỉ coi đó là thứ họ có thể dùng. Họ không tin vào tư tưởng của FSF. Chi tiết thêm về việc hợp nhất hai công ty: https://www.redhat.com/en/ibm
RedHat mới rất gần đây đã xoá sổ CentOS. CentOS là phiên bản cộng đồng của RHEL, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng. Nói cách khác, RedHat tích cực đưa ra một quyết định làm tổn hại đến cộng đồng. Chi tiết thêm: https://arstechnica.com/gadgets/2020/12/centos-shifts-from-red-hat-unbranded-to-red-hat-beta/
Hãy tự tận mắt chứng kiến: https://www.ibm.com/products/software
Công ty này có giống một công ty quan tâm đến Phần mềm Tự do không?
Tại sao chúng ta phải quan tâm RedHat nghĩ gì? Nếu họ rút quỹ, điều đó có nghĩa là bớt đi một ảnh hưởng xấu! RedHat không tin vào phần mềm tự do (họ có thể đã tin vào mã nguồn mở vào một thời điểm nào đó, nhũng thời điểm đó đã qua lâu rồi khi mà họ bị mua bởi IBM).
Liên kết giữa OSI/Microsoft
OSI là viết tắt của Open Source Initiative (Đề xuất Mã nguồn Mở). Tổ chức này bắt chước FSF để cố làm cho phần mềm tự do dễ được các tập đoàn lớn lựa chọn hơn. Đọc thêm về OSI ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Open_Source_Initiative
Người ta nói rằng một bức ảnh đáng giá hơn ngàn lời nói:
Từ trái qua phải, tên của họ (tất cả đều là lãnh đạo hoặc người có ảnh hưởng lớn trong OSI), với bên trái là trái của bạn và là bên phải đối với họ:
Hàng sau: Faidon Liambotis, Chris Lamb, Simon Phipps, Allison Randal, Molly de Blanc, Patrick Masson
Hàng trước: Josh Simmons, VM Brasseur, Carol Smith, Italo Vignoli, Richard Fontana.
Tất cả những người này đều có ảnh hưởng lớn ở OSI. Một vài trong số đó từng là chủ tịch.
Bạn có thấy gì lạ trong bức ảnh này không? Hãy nhìn nơi họ đang đứng đi. Bức ảnh được đăng trong bài viết này: http://techrights.org/2020/01/15/osi-board-at-microsoft/ (lưu trữ: http://web.archive.org/web/20200121042512/http://techrights.org/2020/01/15/osi-board-at-microsoft/)
Microsoft là nhà tài trợ chính của OSI. Chính OSI cũng có một bài viết trên trang web của họ khẳng định điều này: https://opensource.org/node/901 (lưu trữ: http://web.archive.org/web/20201112022740/https://opensource.org/node/901)
Khi một tổ chức bắt đầu phụ thuộc vào một khoản tiền tài trợ lớn từ những công ty như Microsoft (một tập đoàn vẫn luôn tấn công dữ dội Phần mềm Tự do và Mã nguồn Mở hàng năm nay), tổ chức ấy sẽ bắt đầu mất phương hướng và lý tưởng. Bạn sẽ mất nguồn cảm hứng bạn từng có. Bạn sẽ bắt đầu làm bất cứ thứ gì nhà tài trợ bảo bạn làm, vì bạn sợ sẽ mất nguồn tài trợ đó. Microsoft, suốt những năm vừa rồi, đã nhúng tay vào phiên bản mà họ gọi là mã nguồn mở; trên thực tế, đó chỉ là openwashing (giống whitewashing, nhưng với góc nhìn của mã nguồn mở), và những sản phẩm chính của Microsoft như Windows vẫn rất không tự do! Microsoft vẫn đấu tranh để bạn mất đi tự do bằng cách làm cho ngày càng nhiều máy tính bị bó buộc với những thứ như SecureBoot và firmware có chữ ký mã hoá.
Vậy nếu Microsoft đã ghét Richard Stallman hàng năm nay, và muốn huỷ hoại ông hàng năm nay, và Microsoft có tầm ảnh hưởng về tài chính đối với Đề xuất Mã nguồn Mở, một tổ chức có thể nói ngôn ngữ Phần mềm Tự do có một chút đáng tin cậy, đó không phải là một điều tuyệt nhất đối với Microsoft sao? Tưởng tuợng là Microsoft. Bạn sẽ nắm ngay lấy cơ hội này, đúng không? Tôi chắc rằng mình không phải người duy nhất nghĩ vậy.
Kể cả Microsoft không có liên kết chặt chẽ với OSI, OSI liệu có quyền dùng ngôn từ của Phần mềm Tự do và nói rằng họ là một phần của cộng đồng chúng ta không? Mã nguồn mở không phải là một phần của phong trào Phần mềm Tự do! Đó là một đối thủ cạnh tranh về tư tưởng với Phần mềm Tự do.
Một sự thật thú vị:
OSI gần đây đã cấm Eric S Raymond (đồng sáng lập OSI) khỏi danh sách mail của họ, sau khi ông bình luận bảo vệ OSI khỏi sự xâm nhập của Mã nguồn Hợp đaọ lý và chống lại những quy tắc ứng xử mang tính áp bức và xâm phạm quyền tự do ngôn luận. Mặc dù tên như vậy, giấy phép Mã nguồn Hợp đạo lý thực tế là không tự do, bởi vì họ giới hạn phạm vi sử dụng phần mềm; nếu tác giả phần mềm không đồng ý với quan điểm chính trị của bạn, họ có thể cấm bạn dùng phần mềm đó. Điều này hoàn toàn sai trái! Những người như Coraline Ada Ehmke (đứng đầu phong trào Mã nguồn Hợp đạo lý) muốn gây ảnh hưởng tới OSI để viết lại Định nghĩa Mã nguồn Mở. Video này cung cấp một số thông tin cơ bản về nó:
https://odysee.com/@DistroTube:2/founder-of-open-source-is-banned-by-open:7
Trong trường hợp của OSI, họ có thể sẽ không để Eric quay lại; cho dù tôi có bất đồng quan điểm với Mã nguồn Mở (tôi là một người hoạt động phong trào Phần mềm Tự do), Mã nguồn mở bản thân không phải là một điều xấu, chỉ là thiếu tư tưởng; những người của phong trào Mã nguồn Hợp đạo lý như Coraline Ada Ehmke sẽ gây ra tổn hại đáng kể nếu họ có thể xâm nhập vào tổ chức (họ đã thâm nhập vào một vài dự án Phần mềm Tự do và Mã nguồn Mở bằng cách khiến cho các dự án đó thêm Quy tắc Ứng xử; Libreboot gần đây đã nhận ra điều đó và xoá bỏ Quy tắc Ứng xử mà chính là Thoả thuận Đóng góp của Coraline)
Mọi người nên gửi Eric Raymond một email để ủng hộ. Ông ấy đã làm điều đúng. Hãy nói với ông ấy rằng bạn quan tâm. Tôi chưa bao giờ nghe thấy điều gì đặc biệt tệ về ông ấy. Ông ấy rất có lý lẽ và là một người tử tế, bộc trực và thẳng thắn nhưng vẫn rất tôn trọng (theo ý kiến của tôi, sau khi đọc những bài viết của ông ấy), điều đó rất dễ chịu.
Nhân viên Microsoft
Đúng vậy, nhân viên của Microsoft cũng nằm trong danh sách chống RMS.
Những người này sao lại đi dạy đời chúng ta về lý tưởng của Phần mềm Tự do hay những vấn đề của FSF?
Microsoft là kẻ thù không đội trời chung với phong trào Phần mềm Tự do. Microsoft không ngu ngốc tới mức ký tên công ty vào danh sách đó, bởi vì như thế họ sẽ thua cuộc; thay vào đó, họ dùng những ảnh hưởng đồi bại từ các tổ chức khác nhau mà đúng ra đại diện cho chúng ta.
Nếu tôi là Microsoft, tôi sẽ yêu cầu những nhân viên này xoá tên của họ khỏi danh sách. Nó thực sự làm tổn hại đến nỗ lực chống RMS của họ khi những người có vị trí trong Microsoft nói những điều này, kể cả khi chỉ là một vài người.
Không ai trong số những người trong danh sách có vị trí cao ở Microsoft. Tôi tin là họ tự ký độc lập, không theo chỉ đạo. Không sếp nào ở Microsoft muốn Microsoft ở trong danh sách đó cả!
Tổ chức Gnome (có quan hệ sâu sắc với Microsoft)
GHI CHÚ: Không nên nhầm lẫn giữa Cộng đồng Gnome với Tổ chức Gnome. Họ rất khác nhau!
Có những quan hệ được biết đến giữa những thành viên của Tổ chức Gnome với Microsoft. Đây là một bài viết về nó:
Họ tấn công RMS hàng năm nay:
http://techrights.org/2021/01/12/gnome-foundation-rms/
Vậy, tất nhiên, họ không đáng tin tưởng để đại diện phong trào Phần mềm Tự do!
Những thành viên sau trong Tổ chức Gnome là những người ký chủ chốt trong danh sách chống RMS, và là thành viên của Tổ chức Gnome:
- Molly de Blanc (Dự án Debian, Tổ chức GNOME) (cũng có quan hệ với OSI)
- Neil McGovern (Giám đốc Điều hành GNOME, Cự Lãnh đạo Dự án Debian) Luis Villa
- (Cự Giám đốc Đề xuất Mã nguồn Mở và Tổ chức GNOME; người đóng góp cho bản thảo
- của GPL v3)
Những trường hợp khác thì tôi không muốn nêu tên, nhưng Neil và Molly là những người với quyền push/pull/review ở trang GitHub chống RMS đó. Tôi cảm thấy cần phải đề cập tên của họ; và họ còn là thành viên của dự án Debian.
Coraline Ada Ehmke (Người sáng lập, Tổ chức Mã nguồn Hợp đạo lý)
Coraline là người thành lập phong trào Mã nguồn Hợp đạo lý. Mặc dù có tên như vậy, nó thực ra lại phân phối các giấy phép không tự do; không tự do bởi chúng áp đặt các giới hạn sử dụng đối với phần mềm sử dụng giấy phép này. Nếu bạn dùng phần mềm với giấy phép này mà tác giả không đồng ý với quan điểm chính trị của bạn, tác giả hoàn toàn có thể cấm bạn dùng phần mềm đó.
Tôi tin tưởng vào quyền tự do! Tôi muốn tự do cho tất cả mọi người, kể cả những người tôi không đồng ý về chính trị!
Phân biệt đối xử dựa trên niềm tin của họ luôn là sai trái. Không nếu hay nhưng gì cả. Tôi muốn đối thủ chính trị của tôi có tự do, bởi vì:
- Nếu tôi có thể lấy đi tự do của họ, thì họ cũng có thể lấy đi tự do của tôi.
- Nếu họ có thể lấy đi tự do của tôi, thì tôi cũng có thể lấy đi tự do của họ.
Coraline cũng là một kẻ người khác trên mạng. Có rất nhiều trường hợp cô ta khủng bố các công ty/dự án, hành động như một kẻ bắt nạt. Có khả năng cô ta thậm chí sẽ tấn công Libreboot, nếu có ai đó cho cô ta biết về bài viết này.
Cô ta là một con người tồi tệ.
Cô ta thường được biết đến về Thoả thuận Đóng góp, một bản mẫu cho quy tắc ứng xử mà một số dự án có sử dụng. Chúng tôi ở Libreboot khuyên bạn không nên có quy tắc ứng xử, vì nó khiến những người mới đến thấy không được chào đón và tạo ra một môi trường tự kiểm duyệt nơi mà mọi người cảm thấy không thể bộc lộ quan điểm của họ về các vấn đề; bạn thấy đấy, tự do ngôn luận rất lành mạnh, và cảm tính là đủ để xử lý hành vi xấu. Thoả thuận Đóng góp là một con Trojan Horse; đó là thứ mà họ muốn bạn dùng trước, và rồi họ sẽ khuyên bạn dùng một giấy phép Mã nguồn Hợp đạo lý. Một khi bạn đã bắt đầu dùng Mã nguồn Hợp đạo lý, họ sẽ đâm sâu móng vuốt của mình vào dự án của bạn. Đừng để những người như vậy xâm nhập vào dự án của bạn!
Đừng nghe Coraline Ada Ehmke hay bất cứ ai như cô ta! Cô ta được tiếp sức bởi sự căm ghét và định kiến của chính cô ta. Cô ta hoàn toàn không thể chịu được quan điểm của người khác và thường xuyên có phá hoại những người cô ta không đồng ý.
Kết luận
Đó là tất cả!
Hãy bảo vệ RMS!
Tôi không muốn viết tiếp nữa. Tôi đã định xem danh sách đó kỹ hơn, nhưng tôi nghĩ bạn đã thấy được ý tôi.